VITEC GROUT
VITEC® GROUT là vữa tự chảy không co ngót, tính năng cao, thời gian cho phép thi công lâu, được dùng để sửa chữa các cấu kiện bê tông bị rỗng, rỗ, hỏng, lấp kín các khe hở trong cấu kiện bê tông đúc sẵn, đổ vữa bệ gối cầu, móng máy, chân cột, neo ống cáp, định vị các bu lông và tất cả những nơi yêu cầu loại vữa không co ngót.
Ứng dụng VITEC GROUT
Nền móng máy
Bệ đường ray
Cột trong các kết cấu đúc sẵn
Định vị bu lông
Gối cầu
Nơi sửa chữa cần cường độ cao
Các lỗ hổng
Các khe hở
Các hốc tường
Phần khe tiếp giáp giữa cổ ống và bê tông
Ưu điểm VITEC GROUT
• Độ chảy lỏng tuyệt hảo;
• Ổn định thể tích tốt;
• Chống thấm rất tốt;
• Chống ăn mòn trên bề mặt thép;
• Chịu được tải trọng động rất tốt;
• Có Module đàn hồi và hệ số giãn nở nhiệt tương đương với bê tông mác cao;
• Kết dính rất tốt lên kim loại và bê tông;
• Không chứa cốt liệu kim loại và bột nhôm;
• Không độc, không gây ăn mòn;
• Không chứa Chloride.
Thông số kỹ thuật VITEC GROUT
1. Thông số kỹ thuật sản phẩm
• Dạng sản phẩm: Bột mịn
• Màu sắc: Xám
• Kích thước cỡ hạt lớn nhất (mm): 2,5
• Hàm lượng chất rắn ở dạng khô (%): 100
• Hàm lượng Chlorlde (%): Không có
• Bảo quản: 12 tháng trong bao còn nguyên, bảo quản nơi khô ráo
• Mức độ độc hại: Không (Xem tài liệu an toàn sản phẩm)
2. Số liệu thi công
• Màu sắc hỗn hợp sau trộn: Xám
• Tỷ lệ trộn (Vữa rót): 3,25 ÷ 4,00 lít nước/bao 25 kg
• Dạng hỗn hợp sau khi trộn: Lỏng
• Độ chảy xòe ống Suffard (cm): 22 ÷ 28
• Độ pH của vữa: > 11,5
• Nhiệt độ thi công: > 5°C
• Thời gian làm việc sau khi trộn: 60 phút
“Kết quả kỹ thuật cuối cùng của sản phẩm”:
• Các đặc tính cơ học: Các thí nghiệm về cường độ uốn và nén của vữa được thực hiện bằng mẫu 4x4x16cm, làm và bảo dưỡng mẫu theo tiêu chuẩn với lượng nước 14 ÷ 15%.
• Cường độ nén (Mpa): TCVN 9204:2012
– R3: ≥ 41
– R7: ≥ 52
– R28: ≥ 60
• Độ tách nước: Không có (ASTM C940-89)
• Độ giãn nở thể tích sau 24h (%): ≥ 0,1 (ASTM C940-89)
• Thời gian đông kết:
– Bắt đầu: ≥ 5 giờ (ASTM C903-89)
– Kết thúc: ≤ 12 giờ (ASTM C903-89)
Quy trình thi công VITEC GROUT
1. Chuẩn bị bề mặt thi công:
– Loại bỏ phần bê tông yếu bám dính trên bề mặt.
– Làm sạch và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, vụn vữa và nước xi măng;
– Làm ướt các mặt của hố đổ vữa bằng nước, chờ cho nước bay hơi hết trước khi rót vữa, có thể dùng máy nén khí để thổi sạch nước còn đọng.
2. Trộn vữa:
Đổ 80% lượng nước trộn (Xem phần số liệu thi công) vào một thùng sạch, đổ từ từ phần bột vào thùng và trộn đều bằng một máy trộn điện có cần trộn với tốc độ thấp (tối đa 500 vòng/phút) cho đến khi tạo thành vữa dẻo, thêm phần nước còn lại vào và trộn để đạt độ dẻo yêu cầu.
Chú ý:
– Không để bột bị dính trên thành thùng trộn, không để tạo bọt khí, để yên 2-3 phút sau đó trộn lại và sử dụng.
– Không trộn vữa bằng tay.
3. Thi công vữa:
– Rót vữa vào hố móng hoặc bệ liên tục từ một phía để tránh tạo bọt khí trong khối vữa. Khi đổ vữa mối nối giữa các cấu kiện bê tông đúc sẵn cần lưu ý chiều dày lớp vữa không quá 6 cm.
– Không cần phải dùng thiết bị đầm rung khi đổ vữa mà chỉ cần dùng một thanh gỗ hoặc sắt để đầm;
– Việc trộn thêm cốt liệu: Khi đổ vữa cho các hố có kích thước lớn có thể sử dụng thêm cốt liệu có kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu Dmax = 8 – 10mm, lượng dùng cốt liệu ≤ 100% trọng lượng vữa;
– Do một số đặc tính như cường độ và tính công tác của vữa có thể thay đổi, nên làm thí nghiệm trên công trường và tham khảo kỹ thuật của VITEC.
4. Một số hướng dẫn trước và sau thi công:
– Ở nhiệt độ khoảng 40 oC, không có yêu cầu gì đặc biệt;
– Khi trời lạnh, nên dùng nước ấm (khoảng 20 oC) để trộn vữa;
– Sau khi thi công, phải bảo dưỡng vữa đúng cách, bề mặt vữa tiếp xúc trực tiếp với không khí phải được bảo vệ tránh sự thoát hơi nước quá nhanh để chống nứt do co ngót, đặc biệt là trong thời tiết nóng và có gió;
– Phun nước lên bề mặt vữa trong 24 giờ đầu tiên hoặc sử dụng chất chống bay hơi.
5. Vệ sinh:
Làm sạch dụng cụ bằng nước khi vữa còn ướt.
Khi vữa đã khô, chỉ có thể làm sạch bằng phương pháp cơ học.