Máy bơm keo chống thấm TCK-1000
Máy bơm keo chống thấm TCK-1000 là dòng máy bơm áp lực cao dùng để bơm sản phẩm keo Pu foam trương nở hoặc keo Epoxy. Dùng trong quá trình chống thấm của các công trình như: tầng hầm, bể nước, vết nứt bê tông, trần, tường; xử lý chống thấm hố thang máy và các hạng mục xây dựng cần được xử lý chống thấm và nứt khác.
Giới thiệu về Máy bơm keo chống thấm TCK-1000
Máy bơm keo Pu-Epoxy TCK-1000 hay còn được gọi là Máy bơm keo chống thấm. Sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Có ưu điểm vượt trội nên sản phẩm được các nhà thầu ưa chuộng trong xử lý chống thấm, nứt bê tông. Máy bơm keo Pu chống thấm TCK-1000 có công suất động cơ 900W và áp lực bơm lên tới 18000psi, sản phẩm mang lại hiệu suất làm việc cao. Sản phẩm được thiết kế piston tạo áp lực với nòng kín, do đó quá trình tạo áp lực bơm vô cùng nhanh cũng như duy trì được áp suất bơm tối đa, không bị rò rỉ áp suất. Máy bơm keo Pu-Epoxy TCK-1000 được các nhà thầu yêu thích không những về chất lượng hàng đầu mà còn là giá thành hợp lý.
Ứng dụng của Máy bơm keo chống thấm TCK-1000
Máy bơm keo TCK-1000 là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình bơm keo chống thấm của các công trình. Với hiệu quả và năng suất làm việc cao, sản phẩm luôn được các nhà thi công sử dụng rộng rãi. Giới đây là một số ứng dụng của máy bơm keo.
• Bơm keo PU và EPOXY chống nứt, chống thấm như: TCK-668, TCK-669, TCK-UF3000, epoxy, sika (752…)
• Bơm keo PU trương nở, keo Epoxy TCK-1400, TCK-E500, TCK-E206, TCK-E2800 chống nứt, chống thấm
• Bơm chống thấm các vết nứt rạn của bê tông, tường, trần, hố thang máy.
• Bơm chống thấm các mạch ngưng, khe lún.
• Bơm xử lý, hàn gắn cấu trúc của bê tông.
• Chống thấm các hạng mục cao tầng, bể chứa, đập, thủy điện.
• Xử lý các công trình cần được chống thấm ngược
Hướng dẫn thi công Máy bơm keo chống thấm TCK-1000
Bước 1: Vệ sinh bề mặt, xác định vị trí khoan.
Bước 2: Khoan lỗ.
Để chất ngăn nước hoàn toàn được bơm sâu vào trong các khe nứt, nên hướng về phía đường nứt và khoan lỗ với độ xéo 45 độ, có thể khoan thẳng tùy theo mặt bằng công trình.
Bước 3: Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi hoặc bình xịt nước, đặt đầu kim vào lỗ khoan.
Đặt đầu kim vào trong lỗ đã được khoan và cho đầu kim nằm dưới bề mặt bê tông, dùng thiết bị vặn đai ốc vặn chặt đầu kim cho chắc, càng chặt càng tốt để vật liệu không bị tràn ra ngoài khi bơm.
Bước 4: Có thể cho bơm nước vào các khe nứt trước khi bơm vữa khi cần thiết.
Nhằm đạt hiệu quả hơn đối với những bức tường dày hoặc quá khô, có thể bơm nước sạch vào trong các khe nứt trước khi bơm vật liệu keo vào.
Bước 5: Bơm vật liệu vào khe nứt.
Bơm chất PU – Epoxy vào các khe nứt. Nếu trong tình trạng nước chảy quá mạnh, trước hết cách tốt nhất là nên cản nước bằng kỹ thuật thu nước, sau đó mới bơm PU – Epoxy.
Bước 6: Vệ sinh
Sau khi hoàn tất công việc bơm vữa, nên vệ sinh phạm vi thi công cho sạch sẽ, sau đó tháo bỏ các đầu kim trên cấu trúc trong vòng 1 giờ sử dụng vữa chống thấm để đắp vá các lỗ khoan lại cho hoàn chỉnh.Chú ý:
Kỹ thuật bơm PU – Epoxy đòi hỏi độ phức tạp cũng như kinh nghiệm xử lý cao. Sau khi thi công cần rữa sạch máy TCK-510 bằng xăng công nghiệp, hoặc Axeton…