HardRock Green
Chất làm cứng nền sàn, không kim loại, gốc vô cơ
ỨNG DỤNG HardRock Green
HardRock dùng để gia cố bề mặt nền, sàn và các tấm bê tông nhằm làm tăng khả năng chịu mài mòn, chống trầy xướt, giảm khả năng phát sinh bụi bề mặt trong quá trình sử dụng cho các hạng mục: nền, sàn nhà kho, xưởng sản xuất, garage, bãi đậu xe, bến tàu...
MÔ TẢ HardRock Green
HardRock là hardener dạng bột trộn sẵn, không kim loại, gốc vô cơ, được làm từ các hạt oxit silic có độ cứng cao, các polymer, hóa chất chuyên dụng và xi măng portland.
ƯU ĐIỂM HardRock Green
Chế biến sẵn dễ sử dụng, chất lượng cao, ổn định.
Khả năng chống mài mòn cao.
Giảm tối đa khả năng phát sinh bụi.
Tăng cao khả năng chịu va đập.
Tăng khả năng kháng dầu mỡ.
Tăng cao độ bóng bề mặt nền, sàn.
Thông số kỹ thuật HardRock Green
Cường độ nén: ≥ 65 MPa ở tuổi 28 ngày.
Độ cứng cốt liệu Mohs: ≥ 7 (Xây xát thép)
Kháng hóa chất: HardRock khi đã bảo dưỡng xong sẽ cứng như đá tạo nên bề mặt đặc chắc, tăng khả năng kháng dầu mỡ. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ có những điểm hạn chế về mặt kháng hóa chất như các sản phẩm gốc ximăng khác.
Dạng tồn tại:
Bột khô.
Màu sắc:
Xám tự nhiên, xám trắng, xanh
Khối lượng thể tích:
1.4 kg/lít
Đóng gói:
25 kg/bao (bao giấy craft nhiều lớp, có lớp PE chống ẩm).
Định mức sử dụng:
· 3.0 - 3.5 kg/m2 cho khu vực đi bộ.
· 4.0 - 4.5 kg/m2 cho khu vực chịu tải trọng vừa.
· 5.0- 5.5 kg/m2 cho khu vực chịu tải trọng nặng.
Thời gian chờ đưa vào sử dụng:
Tùy vào nhiệt độ môi trường xung quanh và loại xi măng, phụ gia sử dụng trong bê tông mà thời gian đưa công trình vào sử dụng có thể thay đổi. Tuy nhiên, ở điều kiện thông thường thời gian đưa công trình vào sử dụng cho các điều kiện khác nhau như sau:
· Cho đi bộ: 2 ¸ 3 ngày.
· Cho xe tải trọng nhẹ: 7 ¸ 10 ngày.
· Cho lưu thông bình thường: 28 ngày.
Thi công HardRock Green
Chuẩn bị:
Bê tông thiết kế phải có đặc tính kỹ thuật hợp với mục đích sử dụng. Khi thi công bê tông, công tác đầm dùi và làm phẳng bề mặt phải thực hiện đúng yêu cầu.
Thực hiện:
HardRock nên được rải thành hai lớp bằng tay. Thông thường khoảng 2/3 lượng HardRock được sử dụng cho lớp thứ nhất, lượng còn lại dùng cho lớp thứ hai.
Ngay khi lượng nước tách ra trên bề mặt bê tông bắt đầu khô và bê tông chuyển sang trạng thái dẻo (trước khi bắt đầu ninh kết) tiến hành xoa sơ bộ nhằm tạo độ phẳng cho bề mặt đồng thời hạn chế tối đa việc lẫn vữa xi măng bê tông lên bề mặt HardRock sau này.
Sau khi xoa sơ bộ xong, tiếp tục rải đều lớp thứ nhất lên bề mặt bê tông.
Chờ đến khi HardRock hút đủ lượng hơi ẩm từ bê tông, & trở nên sậm màu và bê tông đạt độ dẻo quánh cần thiết, không bị lún sâu, dùng máy xoa tốc độ thấp với lưỡi xoa có góc nghiêng tối thiểu xoa ép lớp bột HardRock xuống bề mặt bê tông cho đến khi xuất hiện lớp vữa ướt đều trên bề mặt.
Nên rải HardRock trước ở những khu vực mau khô như: chân cột, chân tường, cửa ra vào, cửa sổ...
Tiếp tục thực hiện việc rải lớp thứ hai ngay sau khi xoa xong lớp trước. Tuy nhiên, cần phải rải bù cho các khu vực bị thiếu của lớp thứ nhất nhằm đảm bảo cho bề mặt được phủ kín và đều màu. Việc xoa cũng được tiến hành như lớp thứ nhất tuy nhiên cần điều chỉnh tốc độ quay và độ nghiêng của lưỡi xoa cho phù hợp.
Xoa bóng:
Khi cần độ bóng cao, phải tăng độ nghiêng của lưỡi xao thích hợp và xoa với tốc độ quay cao hơn.
Độ đồng màu, độ bóng và các tính chất cơ lý của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào quá trình thi công. Thi công đúng quy trình sẽ cho kết quả công việc cao nhất.
Bảo dưỡng:
Ngay sau thi công, phải tiến hành công tác bảo dưỡng để tránh sự mất nước sớm dẫn đến hiện tượng rạn nứt bề mặt. Nên sử dụng sản phẩm
BestCure để bảo dưỡng để tránh hiện tượng rạn nứt và hoen ố bề mặt.
An toàn:
Nên mang găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ khi sử dụng sản phẩm. Khi bị rơi vào mắt, mũi, miệng phải rửa ngay bằng nước sạch nhiều lần.