• Gợi ý từ khóa:
  • Chống thấm , Phụ gia bê tông , Vữa không co ngót , Keo dán gạch ..

Sơn sàn công nghiệp

Sơn sàn công nghiệp hiện nay như sơn epoxy , sơn tự san phẳng … là hạng mục phổ biến trong công tác thi công hoàn thiện nền sàn trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp tại việt nam cũng như các nước trên thế giới.

1 : Tại sao nên sơn sàn công nghiệp

Hạng mục sơn sàn trong các nhà máy sản xuất công nghiệp thường có những ưu đểm như sau:

  • Độ bền cao
  • Chống ăn mòn và hóa chất
  • Chống trơn trượt
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Tính thẩm mỹ
  • Kháng tĩnh điện
  • Thời gian khô nhanh

2 : Một số loại sơn sàn công nghiệp phổ biến hiện nay

  • Sơn sàn công nghiệp gốc dầu

Các sản phẩm sơn sàn công nghiệp gốc dầu được sử dụng cho những bề mặt sàn nhà xưởng yêu cầu về khả năng bảo vệ, bao phủ bề mặt tốt và chịu tải trọng nhẹ như: nhà xưởng, nhà máy, xưởng sản xuất, hầm để xe, gara oto, các hộ dân cư nhỏ,…

  • Sơn sàn công nghiệp gốc nước

Các sản phẩm sơn sàn công nghiệp gốc nước thường sử dụng cho những khu vực như: nền nhà xưởng, nhà máy, xưởng sản xuất,...với mục đích sử dụng không chịu tải trọng cao.

  • Sơn sàn công nghiệp chống bám bụi.

Sơn sàn công nghiệp chống bám bụi thường được sử dụng trong các khu vực yêu cầu sạch sẽ và vệ sinh như nhà xưởng, phòng thí nghiệm, bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm,...

  • Sơn sàn công nghiệp kháng hóa chất

Sơn sàn công nghiệp kháng hóa chất thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, như hóa chất, dầu khí, chế tạo, xử lý nước, bảo dưỡng công nghiệp và nhiều ứng dụng yêu cầu bề mặt chịu được tác động từ hóa chất.

  • Sơn sàn công nghiệp chống tĩnh điện

Sơn sàn công nghiệp chống tĩnh điện ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra ở nơi làm việc, nơi thường tiếp xúc với sự nhiễm điện, tĩnh điện và phóng điện, giúp ngăn chặn tích điện và giảm nguy cơ các sự cố liên quan đến tĩnh điện như điện giật, cháy nổ hoặc hư hỏng thiết bị điện tử.

 

  • Sơn sàn công nghiệp epoxy chống trượt

Sơn sàn công nghiệp thường được sử dụng trong các khu vực đòi hỏi tính an toàn cao như nhà xưởng, bệnh viện, nhà hàng, sân chơi, khu vực công cộng và các môi trường làm việc có nguy cơ trơn trượt cao: cầu thang, sân chơi, hành lang,...

3 : Quy trình thi công sơn sàn công nghiệp

Quy trình thi công sơn sàn công nghiệp cơ bản như sau

Bước 1 : Mài sàn bê tông

 

Trước khi thi công sơn sàn công nghiệp cần mài sạch, mịn toàn bộ bề mặt. Đây còn được gọi là bước tạo nhám cho nền bê tông. Việc tạo nhám sẽ giúp lớp sơn bám vào nền tốt hơn, giúp việc liên kết và bám dính hiệu quả.

Bước 2 : Thi công lớp sơn lót

Sau khi làm sạch bề mặt sàn tiến hành thi công lớp sơn lót sẽ được thực hiện trước để che đi các lỗi, khuyết tật có trên bề mặt sàn bê tông. Đồng thời, sơn lót sẽ thẩm thấu hiệu quả xuống nền bê tông. Từ đó giúp tăng cường sự liên kết giữa sơn và bề mặt sàn.

Bước 3 : Tiến hành thi công lớp sơn phủ

Đây là bước quan trọng khi thi công sơn sàn công nghiệp . Bạn sẽ thực hiện sơn lớp sơn phủ phía trên sơn lót sau khi được làm sạch. Lớp sơn phủ này sẽ giúp bề mặt hoàn thiện hơn, có tính thẩm mỹ hơn. Đồng thời, lớp sơn phủ cũng thể hiện chất lượng của công trình.

4 : Địa chỉ liên hệ tư vấn thi công sơn sàn công nghiệp

 

 
0
Hóa chất xây dựng back to top