CHỐNG THẤM TẦNG HẦM SỬ DỤNG MÀNG PVC HOẶC MÀNG TPO
- TRẦN ĐỨC TIẾN
- Tin tức
- 26/10/2024
Hệ thống chống thấm tầng hầm sử dụng màng PVC hoặc Màng TPO phải thi công trên bề mặt có độ ổn định và không bị chuyển vị trong suốt quá trình thi công và lắp đặt bao gồm quá trình đổ bê tông. Điều kiện xử lý chất lượng bề mặt bê tông bao gồm:
1 : CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
- Bề mặt phải phẳng, đồng nhất và sạch sẽ để tránh làm thủng các tấm màng.
- Bề mặt bê tông phải đươc vệ sinh, không dính dầu mỡ, bụi bẩn và những tạp chất khác.
- Các khe và lỗ rỗng lớn ( >12-15 mm) phải được trám trét trước khi lắp đặt màng.
- Bề mặt có thể ẩm ướt nhẹ, nhưng không được đọng nước.
- Nhiệt độ bề mặt phải có nhiệt độ trong khoảng: nhỏ nhất +5 C / lớn nhất +60 C.
2: BỀ MẶT PHÙ HỢP
- Bê tông tạo phẳng với bề mặt nhẵn
- Cốp pha
- Lớp cách nhiệt cứng.
- Gỗ ván.
3. THI CÔNG LẮP ĐẶT MÀNG PVC HOẶC MÀNG TPO
3.1. Lắp đặt màng TPO cho chu vi góc và vị trí nối giữa sàn và tường đứng.
3.2. Xử lý vị trí góc dương và góc âm bằng cách gấp lại màng TPO ở vị trí chu vi góc.
3.3. Trải màng TPO lên mặt phẳng (ngang và đứng) và liên kết các vị trị nối bằng phương pháp hàn nhiệt.
3.4. Xử lý tất cả các chi tiết cần thiết, như ống thoát sàn, vị trí nối, hố nước thải hay hố thang máy, đài cọc, khe nhiệt và các vị trí khác yêu cầu phụ kiện của hệ thống TPO hoặc tương thích với giải pháp chống thấm của Sika.
3.5. Sau khi lắp đặt xong màng chống thấm TPO thì phải kiểm tra tất cả mối nối chồng, chi tiết liên kết, để đảm bảo chúng được thi công chính xác.
3.6. Sau khi đã lắp đặt xong cốt thép và trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại lần cuối cùng liệu có những hư hỏng hay những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến việc bám dính của toàn bộ màng TPO lên bê tông kết cấu.
3.7. Màng chống thấm TPO phải được kiểm tra và sửa chữa nếu có bất cứ hư hại nào.
3.8. Trước khi lấp đất, phải bảo vệ màng TPO bằng biện pháp phù hợp.
4. BẢO VỆ VÀ VỆ SINH
1. Bảo vệ
⁂ Việc thi công hệ thống màng TPO phải được bảo vệ tạm thời nhằm bảo đảm:
- Tránh bụi bẩn từ quá trình thi công và điều kiện không bình thường ngoài công trường (như mức độ của bùn và cát cao).
- Phòng tránh các hư hại từ việc lắp đặt cốt thép hoặc các công việc khác.
- Bảo vệ màng khỏi ảnh hưởng của thời tiết (ví dụ như ánh sáng mặt trời).
- Màng chống thấm TPO phải được tiếp xúc trực tiếp với bê tông tươi ở toàn bộ diện tích, để đảm bảo bám dính toàn bộ bề mặt và không có hiệu tượng nước chảy ngang. Vì thế, tất cả các vật liệu khác (như mảnh màng chống thấm thừa, lớp màng bảo vệ, tấm phim bảo vệ, vữa bảo vệ v.v...) có thể là giảm việc bám dính với bê
tông tươi. Nếu không được loại bỏ hoàn toàn các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc bám dính toàn bộ của màng với bê tông kết cấu.
- Trong quá trình đổ bê tông, vùng gần màng TPO yêu cầu có lớp bảo vệ để tránh việc làm bẩn màng
chống thấm. Bên cạnh đó, trong những trường hợp, nơi mà màng chống thấm lội thiên hơn 90 ngày, hệ thống màng TPO phải được bảo vệ bằng lớp chống tia UV.
- Bất kì vật liệu nào, như cốt thép được lưu trữ tạm thời trên màng, luôn luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ (như tấm gỗ) để tránh hư hại cho tấm màng.
2. Vệ Sinh
- Màng TPO phải được vệ sinh nếu bị bẩn hoặc bị nhiễm bẩn bởi các vật liệu khác để đảm bảo khả năng bám dính toàn bộ với bê tông tươi trên toàn bộ màng chống thấm.
- Loại bỏ toàn bộ và bất kỳ:
- Miếng bọc, màng chống thấm cắt dư và các vật liệu thừa khác.
- Gạch vụn, chất bẩn, bủi bẩn, đất, cát, bê tông / xi-măng thừa.
- Mọi thứ có thể gây hiện tượng tách lớp hoặc gây ra phân tầng.
- Vệ sinh bề mặt màng 'TPO bằng máy nén khí và máy phun nước áp lực cao
5 : LIÊN HỆ TƯ VẤN CHỐNG THẤM SÀN HẦM